Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

TẢN MẠN ĐÊM GIÁNG SINH

 







Đất nước dân chủ, cộng hoà.

Đa dân tộc

Đa thần

Đa tôn giáo

Đạo Phật, Tin Lành, Cao Đài Hoà Hảo...

Đạo Hồi, Hin Đu

Đạo người Công Giáo

Hướng thiện

Nghĩa nhân

Bác ái hàng đầu...

***

Bình đẳng tôn giáo như nhau

Sao cứ phỉnh nịnh, khơi dậy tính hiếu kì

Cho kẻ tưởng hay

Lại khuếch trương thêm

Cho mình là linh thiêng

Coi thường đạo khác.

Cho kẻ tò mò

A dua, bắt chước 

Tín ngưỡng tự do

Xin đừng có ép

Như thứ chủ nghĩa xa vời

Mong trở thành quốc đạo

***

Khi lòng tin cụ thể giảm mau

Tất yếu tìm đền bù hư ảo

Điều đó lí giải vì sao

Dân hướng về tâm linh, Tôn giáo

Hãy cảnh giác với phường tà đạo

Nhưng với dân, xin đừng có đối đầu...

2012

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

ĐÊM QUA CÓ MƯA...











“Cái đêm là cái đêm qua”

Rạng sáng mùng 8 tháng 3 diệu kì

Thông thường mà khác mọi khi

Hoa tươi ngày đắt, đêm thì sấm rung !

Âm, dương cứ thế hoà cùng

Làm trời cũng phải đì đùng nhặt thưa

Lúa chiêm thỏa nỗi mong chờ (*)

Dân gian khoái chí ất ờ cùng mưa...

Không biết mưa “đủ cả chưa “?

Hay “ chỉ lẻ tẻ “, đầu mùa thế thôi...(**)

8/3/2018

(*) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

(**) Không phải tiếng miền Trung đâu nghe



Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

SỰ TÍCH CHÚA CHỔM Và tên phố Cấm Chỉ!











(Truyện cổ tân trang )


Vào thời nhà Lê. Mạc Đăng Dung muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết tin đó, nhưng thế lực của Mạc rất lớn, bè đảng lại đông nên không làm gì được. Cuối cùng nhà vua phải trốn đi, nhưng bị Mạc Đăng Dung bắt đem giam lại.
Hồi ấy, có cô hàng rượu vẫn thường gánh rượu đến bán cho lính canh ngục và biết vua đang bị giam. Một hôm, cô hàng cất một mẻ rượu rất ngon, pha thuốc mê, đem đến chuốc cho quân canh. Chờ cho họ say nằm gục xuống, nàng vào tình tự với vua. Sau đó nàng có thai. Biết không thoát khỏi bàn tay tàn bạo của họ Mạc. Nhà vua bèn giao ấn ngọc lại cho nàng và nói:
- Nàng hãy giữ vật này làm tin, nếu sau này đẻ con trai, sẽ có ngày nó phục thù cho cha.
Không bao lâu, nhà vua bị họ Mạc giết chết. Nhà Mạc chiếm ngôi nhà Lê, làm vua nước Đại Việt. 
Đủ ngày đủ tháng, cô hàng rượu sinh được một người con trai, đặt tên là Chổm.
Hàng ngày, Chổm đi kiếm củi hoặc làm thuê làm mướn nuôi mẹ. Những lúc bụng đói, Chổm thường vào ăn cơm hay mua thức ăn ở các quán cơm. Hàng nào được Chổm vào ăn là hôm đó bán rất đắt hàng. Còn các hàng khác chỉ ngồi xua ruồi, nên hàng nào cũng muốn mời Chổm vào ăn, dù ăn chịu cũng được. Hồi ấy có phong trào ai không đi lính triều đình thì xin“đi chơi tại chức”, vì có việc làm đâu? Thế là Chổm đi chơi tại chức và có bằng đàng hoàng. 
Rồi họ còn bố trí Chổm làm “thủ lĩnh phong trào- Một kiểu người chuyên “ăn theo, nói leo”. 
Dù có cái danh“ông Cử tại chức ”, từ cái hồi xã hội chưa có phân đạm. Trình độ chỉ vậy. Song, khôn ranh, cái gì biết thì Chổm cao giọng, nếu không biết thì Chổm nói lí nhí như rít răng. Người nghe, dù lắng tai cũng còn không rõ tiếng. Chỉ riêng khoản ăn uống, tiệc tùng hoành tráng, thì Chổm thành thạo, miễn chê, vừa ăn vừa phát ra tiếng chép chép như heo uống nước gạo. Nhất là việc dùng ngân khố để o bế, đãi người ngoài, kiểu “của người phúc ta” là thế mạnh để Chổm thăng tiến.
Ăn chơi lắm quen thói. Chổm luôn tìm cách ra khỏi nhà, có tháng chỉ ở quan dinh dăm ba buổi. Lấy cớ đi công việc, nhưng thực chất đi lo việc cho bản thân, chạy gạ gẫm đi du lịch nước ngoài, hay đi thăm quan những nơi Chỗm chưa đến, bởi Chổm biết thời gian tại vị chẳng còn nhiều.  Mà mỗi lần đi, quan Tổng Lý (giống như Văn phòng bây giờ) phải lo ngân khố cho Chổm. Dần dà, nợ đã lên quá nhiều. Nào là nợ ăn chơi, lễ tiết, khách khứa, nợ thầu, nợ quán, nợ phu kéo xe, nợ sắm sửa, chơi thể thao, xây cung điện thờ, đúc tượng đồng cho phụ thân, dòng tộc... ! Nợ chồng lên nợ. 
Bia miệng ghi lại, hồi ấy riêng khoản nợ không có khả năng thanh toán, tính đến đã hàng trăm tỉ ! Nhưng đã sao đâu! Cứ là phải hoành tráng, nên Chổm yêu cầu ngân khố phải đáp ứng. Ai băn khoăn, Chổm giải thích:"Sau này sẽ có người trả "! Rồi thì, muốn ăn, phải vẽ việc ra mới có cớ thanh toán, mới có ăn. Nên Chổm lo tìm kiếm khách, nhất là khách sang về chiêu đãi. Bật đèn xanh cho quan điều hành, phá bỏ nơi đang yên lành để xây công trình mới. Khắc danh, nhủ vàng, đề thơ ca ngợi mình vào cổng. Hại thay, mật ít ruồi nhiều, càng làm công trình mới, nợ xấu càng thêm chất chồng…. Tuy đã hợp lý hóa trả nợ hàng trăm tỉ rồi, nhưng cân đối mãi, vẫn còn gần trăm tỷ nợ, không khả năng thanh toán. Thế nên dân gian mới nói :"Nợ như Chúa Chổm là vậy”!
Ngày Chổm về, đi chuyến tàu vét, tha về tư dinh những thứ mà Chổm đã cho sắm trước như giường rồng, tủ phượng, bàn quy, cái ghế ngai to như khúc gỗ Lào, đến cái quạt… Thậm chí cả chiếc gương treo tường Chổm cũng gỡ.
Khi quân Chổm đang trên đường tiến về nhà, bỗng một số người của chủ hàng cơm, ngày xưa bán chịu cho Chổm, từ đâu kéo ra, chặn xe, vặt gương, đòi nợ cũ. 
Trốn nợ không được, tiền ngân khố lại hết, Chổm liền bảo quan ngự sử viết hóa đơn ký nợ. Lúc đó có nhiều người thấy biên nợ dễ dàng, cũng lấy giấy bút kê khai. Người nhớ thì tính đủ, kẻ tham, khi mua ba quan, tính thành năm quan, thậm chí thành mười… Tiền Chùa, tội gì không khai, may ra được. Thế là biến thành một cuộc ghi nợ tiền tỉ, đúng sai lẫn lộn, đông như đám hội tới hàng mấy chục tỉ.
 Lúc đó, có quan đại thần nghĩ: Chúa mình danh dự quốc gia, cứ để tình hình thế này thì còn ra thể thống gì. Bèn lấy bút phê hai chữ”Cấm Chỉ”, dán giữa phố, để chấm dứt việc biên nhận nợ.
 Cho nên, ngày nay ở Hà Nội, có phố mang tên phố Cấm Chỉ là vậy! Việc đó còn có ý nhắc nhở các thế hệ sau, từ nay Cấm Chỉ vay nợ mà ăn, kiểu ăn quà mắc nợ, nhục lắm!
5/2018
Chuyện cổ tân trang 

VIẾT CHO CHÁU TRONG ĐAU THƯƠNG

 








CẦU XIN CHO CHÁU

Sinh đúng ngày ông Táo về trời 

Cuối năm Kỉ Sửu đó cháu ơi

Long đong theo mẹ vì cái chữ

Cứ thế tha nhau đi khắp nơi


Thông minh, trắng trẻo lại hay cười

Long lanh ánh mắt, mặt rạng ngời

Tự tin, cá tính, nhanh biết nói 

Ông hát cháu nghe nhớ từng lời . 


Sao bệnh nan y thế cháu ơi

Ba tuổi, phải đi viện xa rồi

Nát tâm, lo lắng lòng cha mẹ 

Buồn nẫu ruột gan cả mọi người


Ông nhìn thương cháu, lệ trào rơi

Sao nỡ nhẫn tâm thế hỡi trời 

Thân già xin để tôi thế cháu

Có gì trừng phạt mỗi mình tôi


Thiên Phúc, chùa này giúp cháu tôi

Tai qua nạn khỏi, được thành người

Lòng thành mong thấu lên chư Phật

Thấu đến trời cao, đến mọi nơi 

Đêm 2/3/2013


MẸ ƠI ĐI VỀ 

Khoa cấp cứu bệnh viện nhi

Một giường nằm ba cháu trở đi

Thương thay cháu nhỏ vừa phẩu thuật

Sức yếu lại đang sốt li bì


Một đêm đưa cháu về nhà trọ

Cháu vui rạng rỡ mặt như hoa

"Ông bà ơi! Thoải mái quá "

Cháu nói mà ông mắt lệ nhoà


Hạnh phúc cả nhà một đêm qua

Lại phải vào viện, lại giường ba 

Thấy ông lúi húi thu đồ đạc

Cháu khóc"Mẹ ơi! Đi về nhà "


Biết làm sao đây cả ông bà

Bế cháu vào viện lòng xót xa

Con em tất cả vì chúng cả

Làm sao các cháu khỏi nằm ba 

   11/3/213


BỐ MẸ ƠI CỨU CON

"Bố mẹ ơi ! Cứu con..."

Tiếng cháu kêu ứa lệ cả phòng...

Cháu đau, quằn quại trong tay mẹ

Đất trời ơi ! Có thấu hay không


"Bố mẹ ơi ! Cứu con..."

Nghe cháu kêu tan nát cõi lòng

Đâu rồi giọng hát xưa lanh lãnh

Tiếng kêu giờ đau xé tim ông


Bố mẹ ơi ! Cứu con ...

Ông thì bất lực, lệ trào tuôn

Cháu ơi ! Nhìn cháu lòng đau thắt

Thương cháu ông bà muốn chết luôn 

     12/3/213


HẠNH PHÚC MONG MANH

Hạnh phúc là qua được một đêm

Khi ngày mới rạng mặt trời lên 

Niềm vui tột đỉnh - ông còn cháu

Đơn giản mà như chuyện thần tiên


Đêm qua cháu lại sốt triền miên

Bố mẹ nước khăn cấp cứu liền

Cơn sốt vẫn cao không chịu dứt

Cháu đau mà ông nhói tận tim 

   13/3/213


MONG ƯỚC QUA ĐÊM

Thế là đã qua một đêm dài

Phập phồng, thấp thỏm đợi sáng mai

May thay chợp mắt được đôi chút

Đã nghe nhạc hiệu ở trên đài


Màn đêm tan rồi, ngày mới đến

Mong ước tan đi mọi âu phiền

Cầu trời cầu Phật cho an lạc

Cháu con mạnh khoẻ dạ mới yên


Sáng nay cháu lại đành chuyển viện

Lại sợ áo choàng, sợ kim tiêm

Con nhìn bác sĩ tiêm con sợ...

Chọc tủy, tìm ven mẹ đứng tim


" Muốn hiểu nhân dân, xin đi viện "

Nghe đã bao lần vẫn nhói tim

Trên bục bao lần rao giãng đạo 

Mục sở thị đây thấy nhục hèn 

5/3/2013


VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

Mới đầy 3 tuổi sống trên đời

Cay đắng đành cam phận cháu tôi

Chỉ trách ông trời sao ác nghiệt

Sinh cháu ra chẳng để nên người 


Bao nhiêu thầy thuốc ở trên đời

Sao đến bệnh này lại buông xuôi

Y học cớ sao đành chịu vậy 

Để bệnh hoành hành khổ lắm thôi


Ngày mỗi một ngày lặng lẽ trôi

Tính từng  giây phút, tính từng giờ

Bình yên hạnh phúc mong manh quá

Qua được một ngày cứ ngỡ mơ ! 

 7/3/2013


CHÂN ĐI BA TẤT

Một ngày bao sự đớn đau

Tìm ven truyền thuốc nát nhàu cả tay

Bây giờ đến đôi chân gày

Sức yếu ven vỡ chọc đầy vết tiêm

Đau hết khóc, giờ chỉ rên

Cùng nỗi lo sợ nát tim cháu rồi

Ba tuổi, nào biết kêu trời

Rồi bị quát "chẵng vâng lời mẹ cha"...

Lặng lẽ cháu lấy tất ra

Một chân, tự cháu sỏ 3 chiếc liền...

"Để bác sĩ khỏi lấy ven"...

Ông nghe cay đắng, lòng riêng lệ trào 

Hỡi đất dày ! Hỡi trời cao !

Nỗi đau còn có đau nào hơn không ?

13/3/2013


 MUỐN HIỂU DÂN

HÃY ĐI VIỆN MỘT LẦN

Một ngày cả chỗ nghỉ ngơi

Ăn uống, thuốc bệnh...tiền rơi nhiều rồi ...

Lại còn bao thứ trên đời

Vất vơ, chui lủi, đứng ngồi không yên

Lúc đi  căng một ví tiền

Ba tuần, ngăn ví dính liền với nhau. 

Bệnh chữa chưa đâu vào đâu

Đạn bắn đã hết, nợ sau đã nhiều...

Thương con, thương cháu bao nhiêu

Càng thương bao cảnh túng nghèo, lấm chân

Ai ơi ! Muốn hiểu nhân dân

Hãy xin đi viện một lần rõ ngay 

20/3/213

VIẾT CHO 26 /3

 











Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và một năm mới được khởi đầu bằng mùa Xuân 

Mùa Xuân với bao điều tốt đẹp hứa hẹn về một năm mới an lành. Thời tiết ấm áp, mưa xuân nhẹ rơi, cây cối ứa tràn nhựa sống, đâm chồi nảy lộc, cành lá xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đất trời như bừng dậy sau giấc ngủ đông...

Trước cảnh thiên nhiên lộng lẫy ấy, lòng người cũng rạo rực một niềm vui khó tả. Mùa xuân đem lại sức sống và hi vọng cho con người, làm tăng thêm nghị lực, thôi thúc, khích lệ con người, phấn đấu dựng xây cho một tương lai tươi sáng.

Từ khi ta oa oa khóc tiếng khóc chào đời, trãi qua năm tháng, từ tuổi thiếu niên ta bước sang tuổi thanh niên, cái mốc biến đổi hết sức quan trọng của một đời người: Trí tuệ được mở mang, tài năng phát triển, đời sống tâm hồn ngày càng phong phú ngập tràn yêu thương 

Lí tưởng, hoài bão, những ước mơ tốt đẹp được nảy sinh, nung nấu thành khát vọng, thành động lực, thúc đẩy hành động để vươn lên đạt tới mục đích. Bởi vậy con người muốn tạo dựng sự nghiệp cho mình phải bắt đầu từ tuổi trẻ, là tuổi dám nghĩ, dám làm và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện những hoài bão, những khát vọng, những ước mơ ấy.

Mỗi độ Xuân về, mừng Đảng, mừng Xuân, ta lại nhớ lời Bác Hồ kính yêu:" Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội...". 

Đúng vậy, ở xã hội nào, tuổi trẻ cũng là lực lượng xung kích trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Trên biên cương, nơi đồng ruộng, trong xưởng máy, nơi rừng sâu núi thẳm hay biển khơi xa và các lĩnh vực khoa học kĩ thuật… tuổi trẻ đều giữ vai trò quan trọng 

Khắp nơi trên đất nước này, đâu đâu cũng có lực lượng thanh niên làm nòng cốt, làm đội quân tiên phong

Với tuổi trẻ, mọi khó khăn đều không đáng ngại, mà như khích lệ, rèn luyện cho ý chí, nghị lực, sức mạnh và sáng tạo miễn ta cho họ niềm tin và tạo điều kiện để họ được cống hiến. Do đó chúng ta phải trả lời Thanh niên câu hỏi Vào đoàn họ được gì ! Từ đó mới yêu cầu họ phải làm gì ? 

- Để Thanh niên làm được điều đó, bản thân mỗi thanh niên phải không ngừng tu thân, dưỡng tâm, phấn đấu trong học tập, công tác, rèn luyện đạo đức cách mạng. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: Phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời. Nhưng không để mặc họ bươn trãi, mà phải có sự chăm lo giáo dục của Đảng, của toàn xã hội với đầy đủ ý nghĩa là chăm lo cho người chủ tương lai. 

Bác Hồ kính yêu trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: “Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa Hồng, vừa Chuyên..."

Điều đó vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với thế hệ trẻ.

- Một là : Quan tâm, chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, để tổ chức Đoàn xứng đáng là trường học rèn luyện lí tưởng cách mạng cho thanh niên. Cấp uỷ phải có những Nghị Quyết sát đúng về phong trào quần chúng nói chung và vai trò xung kích đi đầu của thanh niên trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh... Định hướng cho tổ chức Đoàn hoạt động, nhưng không biến tổ chức Đoàn thành công cụ sai khiến, bị động làm thay. 

- Hai là : Thực hiện tốt công tác cán bộ Đoàn thanh niên. Bố trí Cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo Đoàn từ tổ chức Đoàn cơ sở trở lên, phải qua đào tạo, bồi dưỡng, phải được thử thách qua hoạt động thực tiễn của phong trào thanh niên, chứng tỏ là ưu tú và có năng lực giao tiếp nhất định(chứ không phải năng lực uống rượu giỏi và tài xu nịnh). Cán bộ đó phải được trưởng thành từ phong trào đoàn, không thể từ trên trời rơi xuống, lại càng không phải do từ mối quan hệ vật chất hay tình cảm của người đứng đầu Cấp ủy với bố mẹ cha chú, để nâng đỡ kiểu “một đêm trở thành lãnh tụ “ của Đoàn, trừ phi họ có tài xuất chúng!

Thực tiễn trong kháng chiến chống ngoại xâm chúng ta đã làm tương đối tốt điều này. Tạo nên niềm tin của tuổi trẻ trong việc tự lựa chọn người cầm cờ, người lãnh tụ phong trào của mình. Nên thời gian đầu của công cuộc dựng xây đất nước phong trào thanh niên nhiều nơi vẫn được phát huy mạnh mẽ.

Tuy vậy gần đây trong nền kinh tế thị trường, biểu hiện lạm quyền trong vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng, thực hiện không đúng lời Bác dạy: 

- Bố trí cán bộ chưa tốt, tùy tiện tự ý cá nhân vụ lợi trong sử dụng tiếp nhận biên chế, đưa vào cơ quan Đoàn những người thiếu năng lực, không đủ tiêu chuẩn: Chưa được đào tạo, chưa được rèn luyện qua phong trào Thanh niên. Thậm chí đưa vào cơ quan Đoàn khi cơ quan đó không có nhu cầu. 

Bản thân cán bộ đó năng lực kém, chưa có đóng góp gì cho phong trào thanh niên địa phương. Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì là nơi cung cấp nguồn cán bộ chủ yếu cho cơ quan Đoàn và nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị sau này

- Việc chọn cử cán bộ trẻ ứng cử để được bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn phải được sự thống nhất giữa Tổ chức Đoàn và tập thể Cấp uỷ, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Định hướng của Cấp ủy và tuân theo Quy định của Điều lệ Đoàn. 

Bố trí cán bộ theo cá nhân chủ nghĩa, là làm không đúng lời dạy của Bác, tạo nên bức xúc trong thanh niên, làm mất niềm tin của tuổi trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng, làm thui chột cả phong trào đoàn. 

 Mùa Xuân và Tháng 3, tháng hành động của tuổi trẻ với ngày 26/3 truyền thống. Nhớ lời dạy của Bác. Chúng ta, tuổi trẻ của xã hội hãy phấn đấu vươn lên làm theo lời Bác

- Trước hết chăm lo xây dựng cũng cố tổ chức Đoàn vững mạnh. Chú trọng công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, duy trì tốt nền nếp sinh hoạt trong chi đoàn 

Đổi mới trong công tác chỉ đạo đoàn thanh niên bằng các biện pháp phương thức hoạt động cho phù hợp tại cơ sở 

Chọn điểm nhấn, chọn khâu đột phá như việc chỉ đạo tổ chức, phát động phong trào từ đầu năm, từ đầu nhiệm kỳ gắn với việc ký giao ước thi đua; chỉ đạo tổ chức ra quân, tổ chức đồng loạt các hoạt động ở tất cả các cơ sở Đoàn, tạo hiệu ứng rộng khắp thể hiện sự quyết tâm cao của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi thông qua các hoạt động như: Tháng Thanh niên; chiến dịch thanh niên học sinh – sinh viên tình nguyện vì môi trường ; chương trình “thắp nến tri ân "; “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng Nông thôn mới", phong trào" thanh niên làm giàu ngay tại quê hương", thanh niên đi đầu trong xây dựng nền đạo đức cách mạng,  trong phòng chống tiêu cực tham nhũng... Thu hút động đảo thanh thiếu nhi tham gia; đặc biệt phát động phong trào thi đua gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và cuối năm tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức và thực hiện. 

Mùa Xuân đã và đang nở hoa kết trái. Tháng 3 tháng hành động của tuổi trẻ đang hứa hẹn bao thành quả tươi đẹp. Tuổi trẻ đang bước vào những ngày mới, tháng mới cho một năm mới, hy vọng một năm có nhiều thắng lợi mới, tạo nên sức bật mới

Nhắc tới và suy ngẫm về câu nói của Bác Hồ, tuổi trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ một việc làm có ích, dù lớn hay nhỏ cũng sẽ góp phần làm cho mùa Xuân xã hội luôn tươi tốt như mùa Xuân của đất nước.

V V L


Được gửi từ iPhone của tôi

CHẠY KHEN

 















Lúc còn làm việc, tôi được phân công theo dõi mảng chính sách người có công. Nhưng chủ yếu thẩm định và đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết công nhận đối tượng là lão thành Cách mạng, Cán bộ TKN. Đồng thời phối hợp trong thực hiện chính sách khen thưởng huân chương bậc cao cho các đối tượng người tham gia kháng chiến theo Pháp lệnh người có công.

Gần 30 năm theo dõi, gắn bó với các anh chị trong BTC Tỉnh ủy, chỉ đạo, giải quyết các đối tượng thuộc lĩnh vực này. Giờ nghĩ lại, tôi thấy có quyền tự hào đã làm tốt nhiệm vụ, công tâm, không để lại tai tiếng gì. Hầu hết các đối tượng đã được đề nghị giải quyết thoả đáng, số phát sinh mới đã được chỉ đạo xử lí, theo đúng quy định, được nhân dân ghi nhận. Bởi lẽ bố mẹ, các cậu, mợ, anh em trong gia đình tôi hầu hết là người hoạt động cách mạng trong thời kì này. Nên ngoài đạo lí, truyền thống gia đình, trách nhiệm với công việc... tôi cũng khá rõ điều kiện hoạt động, sự cống hiến hy sinh và sự nghèo khổ của họ.

Xong, theo dõi lĩnh vực khen thưởng theo pháp lệnh người có công nói chung, tôi thấy trong thực hiện khen thưởng còn nhiều tiêu cực, nhất là đối tượng là người hoạt động kháng chiến ở địa phương. Quy định về thủ tục hồ sơ là cụ thể, nhưng do lâu ngày thất lạc, giấy tờ, nhân chứng không còn, đa số các đối tượng già yếu, văn hoá thấp, viết lách không được, phải nhờ người viết hộ. Sự hướng dẫn kê khai không cụ thể. Đặc biệt, có cán bộ trong " Bộ phận không nhỏ" bị thoái hoá biến chất, lợi dụng quyền hạn chức trách để hạch sách, hành hạ các cụ, vòi vĩnh, kiếm chác.

Các cụ hoạt động cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân... Chứ đâu vì khen thưởng huân, huy chương! Nhưng khi có chủ trương thì các cụ kê khai, có sao thì khai vậy. Người có trách nhiệm phải hướng dẫn cho họ. Nhưng có người thiếu trách nhiệm, hạch sách câu chữ, danh từ..., bắt các cụ kê khai, làm đi làm lại nhiều lần và tiêu cực thật là làm khổ các cụ.

Trong khi đó, có kẻ đang đương chức do háo danh, nô nức chạy vạy để được khen thưởng. Từ bối cảnh đó, tôi làm bài thơ này, để mong được dư luận đồng tình phê phán. 

Bài thơ nói về tình trạng chung, vô tư, không nói xấu ai. Nhưng ra đời giữa lúc tình hình tiêu cực, bệnh thành tích, bệnh chạy khen đang hoành hành. Có người còn đến từng cơ quan, từng đối tượng để ve vản, mồi chài"chạy”để được khen thưởng Huân, huy chương, thậm chí chạy danh hiệu anh hùng. Vì “Đơn vị anh hùng thì lãnh đạo ta phải anh hùng..."! 

Kẻ xu nịnh còn thỏ thẻ nói với giọng Hoạn quan "Có bài thơ ám chỉ, phá không muốn cho anh được anh hùng..."!

Xu nịnh tệ thế đó !

Thế là kẻ háo danh lồng lộn lên, chạy vạy, lo lót tốn kém, mà không nghĩ rằng đó là công sức phấn đấu chung của toàn thể đảng bộ và nhân dân. Mình đã không xứng đáng, thì dù có chạy chọt cũng vô ích. Cái kết cục quả đúng như vậy.

Bài thơ ra đời trong bối cảnh như thế .


CHẠY KHEN !

Có một thời 

người ta làm hết mình

vì khối óc và con tim

Chẵng mong để được bình bầu giấy khen

Nhưng cấp trên vẫn tìm để cấp

Khen cứ khen 

Xếp dày từng tập

Không treo 

Úp trong lồng bàn(1)

Mỗi bữa ăn

mặt vợ khó đăm đăm ...

Cổ họng vướng dằm

Khó nuốt !

***

Lâu rồi 

Việc khen giờ khác trước

Thành tích chẵng nổi gì

Nhưng lại thích được khen 

Mà khen thì đơn vị Sếp có tên

Để trên bục thản nhiên

Nhận tiền khen kèm phong bì

Để mong được cấp trên chú ý

Để cấp dưới tặng quà

Để quay Camera lên sóng...

Tiếp theo còn "chạy Bằng khen 

Chạy Huân chương Lao động "

Và cao hơn

Chạy danh hiệu anh hùng 

Khuyết điểm nói chung chung

Chi phí tiền công

mua thành tích riêng mình ? 

Cán bộ trên dẫu có về thẩm định

Cưỡi ngựa xem hoa 

Vui vẻ chung, lại được nhận quà...

Ôi khen 

Khen thế này 

khen làm gì nhỉ ?

***

Thương cho bao người

( Có cả là " đồng chí " )

Trong kháng chiến trường kì

Đi đánh Tây 

đánh Mỹ...

Pháp lệnh người có công

Làm hồ sơ khen 

Những phiền phức trăm đường 

khi đi xin chữ kí

Để được khen

Có tấm giấy kia mới được cấp ít tiền

An ủi động viên

"đã từng đi kháng chiến.."

***

Ôi khen 

Ôi khen !

Qúa phiền thủ tục khen

người đi kháng chiến

Và trớ trêu thay 

Kẻ trên bục

Mình tự khen mình ! 

15/5/209

(1) Thời giấy khen, thiếu bánh mì

TƯỞNG NIỆM

 












Mùng Mười tháng Mười huý kỵ cha

Bốn ba năm ấy, người đi xa

Năm tám tuổi xuân trong vất vả

Trí lo trị quốc, trọng tề gia

Sống chẳng cho mình, cho tất cả

Việc chung cách mạng với việc nhà

Trở về cõi Phật lòng thanh thản

Để niềm thương nhớ mãi về Cha !

7/10 2017Canh Dậu

HEO MAY

 







Mình về gặp đận heo may

Đìu hiu cái lạnh da tay đồi mồi

Gió làm khô cả làn môi

Đôi chân đã tất, trên người đã len

Ước ao bên mái tóc mềm

Mặc heo may đến, lãng quên thu tàn 

Nghe lòng rạo rực xốn xang

Thẫn thờ nhìn chiếc lá vàng cuối thu

8/12 Đông về

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

MINH HẰNG CHÁU NGOẠI

 

















Bố mẹ bận việc Quốc gia 

Hai tuổi xa mẹ theo bà vào Thanh

Xa Thủ đô, xa gia đình

Niềm thương, nỗi nhớ, nào mình cháu đâu

Hai năm bà cháu bám nhau

Hai năm bao lượt xe tàu ra vô

Hai năm bao lượt a lô

Hai năm bố mẹ nghĩ lo từng giờ

Hai năm nội ngoại mong chờ

Hai năm kỉ niệm tuổi thơ bồi hồi

Bây giờ cây đã vươn chồi

Để lên lớp lá để rồi nụ hoa

Ba năm nữa phải xa nhà

Khi đủ 6 tuổi "đuổi ra Hà Thành..."

Năm nay lớp lá lên xanh

Khi đi học khóc, giờ dành giấy khen

Hai năm nịnh hết bao kem

Sữa chua , thạch cá mới nên thế này

Ba năm học bao điều hay

Sáu năm trên đất Thanh đầy mộng mơ

Sáu năm về lại Thủ đô

Ông bà mong cháu hàng giờ lớn khôn

(Minh Hằng 7/2018)