Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

CẦM NHẦM CÁI DẢI RÚT





















Gắn bó trọn đời có nhau
Ngày đêm đeo bám, dám đâu xa rời !
Ở nhà hay đi dong chơi
Mang theo mặc rét, mặc trời nắng mưa
Dù chứa căng bụng hay chưa
Cần thải là thải, mau, thưa rõ ràng
Thế mà hôm nay đại hàn
Lục, sờ..., tìm mãi, mất hàng phút đây
Cầm rồi lắc mãi trên tay
Khi nước, ướt cả quần, giày mới hay?
Té ra, giải rút cầm tay
Lầm tưởng của quý lâu nay vẫn dùng
***
Rét làm rụt cổ anh hùng
Chim ưng gãy cánh vô cùng thảm thê...
11/01/2018
Những ngày rét tê tái

RỨA THÌ AI SAI













Nào là qui hoạch, qui trình
Phương án nhân sự phân minh tứ bề
Nào là Tổ chức đi, về
Thẩm tra, thẩm định, bút phê rõ ràng
Rồi thì Qui chế đàng hoàng
Chấp hành giới thiệu mới mang ra bầu
Rứa thì sai sót từ đâu(1)
Tổ Chức đứng trước, hay sau chuyện này?
Tham mưu chất lượng gì đây
Vô tư hay để chuyện này riêng tư ?
28/4/2017
(1) Rứa là thế, tiếng quê choa

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

SUY NGHĨ TRƯỚC THỀM NĂM MỚI




















Tôi vừa chặn một nic trên trang FB của mình. Năm mới, nhưng buộc lòng phải làm vậy
Vẫn biết không hay ho gì khi để một kẻ không cùng chí hướng lại đi cùng con đường với mình...
(Cũng như không bao giờ tôi tin cái ông dư luận viên Quang Lùn và chán luôn cả người sử dụng ông ta. Mục đích tốt, sử dụng người không tốt, gây phản cảm và tác dụng ngược)
Nhưng thời gian qua, tuy biết vậy" mình cứ để yên xem sao" và cũng để qua đó thu thập thông tin những mặt trái xã hội, cũng cố thêm chính kiến của mình.
Thế nhưng cáo vẫn là cáo và đã lòi đuôi cáo, khi bất kì việc gì của Đảng và Nhà nước ta làm, hắn và một số tên đều chống đối, phỉ báng và nói xấu. Thế thì cho vào nhà làm gì, mà không thẳng tay tống nó ra khỏi cửa?
Ở đời kẻ ranh ma, cơ hội phải là kẻ lập lờ đúng sai, nửa thật nửa hư, nửa dơi nửa chuột may ra còn có kẻ nhẹ dạ ngộ nhận. Còn hắn, hắn ra rả chửi tràn với những lời cay cú và tục tỉu...
Như mọi người đã biết, Đảng ta đã công khai thừa nhận và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã nêu về nạn tham nhũng, tiêu cực xã hội. Tham nhũng đủ thứ,”ăn không từ thứ gì”và đã thành quốc nạn.
Quản lí nhà nước lỏng lẻo, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng có nơi buông lỏng, mờ nhạt. Kinh tế làm ăn thua lỗ. Sự thất thoát tài chính một cách mờ ám của các doanh nghiệp nhà nước và còn bao điều nhức nhối đang làm cho cán bộ đảng viên, dân tình lo lắng.
Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ nhiều yếu kém. Bộ máy cồng kềnh, lạm phát bổ nhiệm. Tệ chạy chức chạy quyền, cả họ làm quan, cha bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ. Sự hãnh tiến vô lối, vội vàng, thiếu sự tôi luyện của một số cán bộ, những Thái tử non trẻ thiếu tố chất và sự tha hoá đạo đức xã hội lan tràn
Những thiếu sót, khuyết điểm, kể cả sai lầm và sự thoái hóa, phai nhạt lý tưởng của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo Từ TW đến địa phương đã làm dư luận bức xúc, xói mòn niềm tin gây nỗi âu lo, bất bình trong nhân dân.
Trước tình hình đó, với trách nhiệm của mình, Đảng và những người lãnh đạo của Đảng, nhà nước, như Tổng Bí thư, tập thể BCT, TW Đảng, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đang trăn trở, lo lắng cho sự tồn vong, mất còn của chế độ và đang tìm mọi giải pháp, quyết liệt đấu tranh với giặc nội xâm, ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ chúng.
Những vụ việc tiêu cực, những vụ tham nhũng, bước đầu đang được đấu tranh, được điều tra và đem ra xét xử như ở Dầu khí, ở lĩnh vực Ngân hàng, ở BCT, ở lực lượng CA, QĐ, cả cán bộ cấp cao và một số tướng lĩnh, ở TW và ở tỉnh thành. Những Vũ Huy Hoàng, những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Ngô Văn Tuấn..., những ông to bà lớn, dù có bình che, lộng đỡ, nhưng vương tội tham nhũng, dù có chui nhủi hay vội cao chạy, xa bay cũng không tránh khỏi lưới trời
Tuy còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm như chưa làm rõ được nhiều vụ việc, có vụ việc làm chưa thật quyết liệt, sử lý chưa tương xứng tội danh. Đặc biệt có việc tìm ra thủ phạm nhưng chỉ đạo xử lí chưa đúng mức, làm kiểu phủi bụi, để cho nhân dân băn khoăn, kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc Kinh tế thất thoát chưa được thu hồi. Sự vào cuộc của các Tỉnh, Thành và cả cấp Huyện chưa mạnh, thiếu chủ động, biểu hiện tư tưởng trông chờ ở Trung ương, ở cấp trên, triển khai còn chậm và chưa đồng bộ.
Tuy vậy, đại đa số nhân dân ta, bạn bè ta và những người Cộng sản chân chính, luôn quan tâm theo dõi, phấn khởi với những kết quả bước đầu và tin tưởng ở sự thắng lợi trong cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go, quyết liệt này.
Thế mà một số kẻ chúng đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc.
Miệng chúng rên rỉ kêu la, ra vẻ lo lắng cho đất nước, to mồm la lối, đổ lỗi cho Đảng và nhà nước để xảy ra tiêu cực, tham nhũng và bất lực trước tình hình đó. Nhưng khi Đảng và nhà nước quyết liệt chống tham nhũng thì họ không có một ý kiến đóng góp xây dựng hoặc kế sách gì, hay chí ít cũng yên mồm cho người khác làm.
Các vụ việc phạm pháp, dù kẻ phạm tội là ủy viên TW, ủy viên Bộ CT, hay là "các Thái tử con trời", kể cả đương nhiệm hay đã nghỉ hưu, bị phát hiện, đều được đưa ra xét xử, không có vùng cấm cho kẻ tham nhũng. Nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng, thì chúng lu loa "Nội bộ, phe phái đang thanh trừng lẫn nhau"...
Từ chỗ các vụ tiêu cực không được đấu tranh, không dám đấu tranh, nay bị báo chí phanh phui, nhân dân tố cáo, phát hiện, thì chúng rêu rao " Càng chống càng thấy tham nhũng, chỗ nào cũng tham nhũng". Chúng gieo rắc sự hoài nghi "Nhiều thế, cả hệ thống tham nhũng xử sao hết, lấy ai mà chống...", và chúng là lối đòi thay sự lãnh đạo của Đảng, thay chế độ !
Thế là rõ ! Quanh co, vòng vo mãi, cuối cùng cái đuôi cáo cũng đã lòi ra, để lộ rõ bộ mặt phản động, bộ mặt cáo, chồn của chúng.
Đảng ta không dấu diếm khuyết điểm và trách nhiệm, khi để "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất" và để tiêu cực tham nhũng thành quốc nạn. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân yếu kém của công tác Tổ chức bộ máy và Cán bộ, của vai trò người đứng đầu. Từ đó đã và đang kiên quyết đấu tranh khắc phục những yếu kém này.
Một đảng dám chỉ ra những khuyết điểm của mình là một đảng mạnh. Đấu tranh không khoan nhượng, loại bỏ những biểu hiện, những hành vi đi ngược lại mục tiêu lí tưởng của đảng, càng thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng của một đảng cầm quyền
Trước những việc TW đảng và nhà nước đang làm, ai có suy nghĩ gì tuỳ họ. Nhưng riêng tôi, tôi tin và hy vọng ở sự lãnh đạo của Đảng, ở thắng lợi trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này. Tin ở ngọn lửa công lý và ở người đốt lò, giữ nóng nhiệt, thiêu cháy tất cả các loại củi, kể cả củi mục củi tươi, mang lại môi trường trong sạch cho đất nước này.
Trước thềm năm mới, năm 2018 tôi tin điều đó sẽ đến trong niềm vui chung của đất nước đang đi  trên con đường thắng lợi.
26/12/2017

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

MƯA ! MƯA !








Mưa, cứ mưa đi, cứ mưa đi
Mưa thấm lòng ai, nặng như chì
Mưa để lạnh hồn bao tử sĩ
Mưa vò nhàu xé mối tình si
Mưa cong cả thép sân ga lạnh
Mưa nát tan lòng kẻ ở, đi
Mưa cứ dầm dề đau nhân thế
Mưa nhiều càng xót giọt chia ly...
12/12/2017
Mưa phùn, gió bấc

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

BÀ ĐI HỌP LỚP














Sân ga cháu tiễn bà đi.
Vẫn chưa rõ lý do gì xãy ra.
Bà về”họp lớp của bà...”!
Ô hay!
Tưởng lớp...chỉ là cháu thôi?
Ai dè, tóc bạc, da mồi.
Vẫn xanh kỷ niệm một thời học sinh.
Bà đi tìm lại bóng mình.
Sống lại kí ức, nặng tình tuổi thơ...
Cái điều mà cháu không ngờ.
Lưu trong tâm trí bây giờ là đây.
Chúc bà xôm tụ vui này.
Cho cháu bài học nghĩa dày, tình thâm.
25/11/2018
Cho em 50 năm ngày trở về

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Lớp 10c C3 Yên Định kn 40 năm ra trường

LỚP C 50 NĂM VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA YÊN ĐỊNH THANH HÓA HD720

BỒNG NGA ĐỊNH HOÀ QUÊ HƯƠNG TA

NHUNG BAI CA VE QUE HUONG,DONG DOI

NHÓM LỢI ÍCH















Lâu nay chúng ta thường nghe nói đến" Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm". 
Vậy nhóm lợi ích là gì ?
Theo tôi: Nhóm lợi ích là tập hợp của một số người có quyền chức trong bộ máy công quyền nhà nước,  có quyền lực, có chung lợi ích kinh tế cá nhân, được lợi dụng trên lợi ích chung của Đảng, của Nhà nước, của dân tộc.
Nhóm lợi ích này có khả năng chi phối, thao túng, điều khiển bộ máy quản lý. Từ đó có những quyết định, chủ trương để tạo ra “siêu lợi nhuận”, trước tiên cho "người đứng đầu" và cho các thành viên trong nhóm, bất chấp thiệt hại của của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, của quốc gia dân tộc
Những biểu hiện của lợi ích nhóm như : “Chạy chức, Chạy quyền, Chạy chỗ, Chạy tội, Chạy tuổi, Chạy bằng cấp, Chạy huân chương"
Dư luận xã hội đã tổng kết: Muốn có chức quyền, lợi ích, phải có “Tiền tệ, Quan hệ, Hậu duệ, Đồ đệ và cuối cùng mới là Trí tuệ". 
Ngày nay nhóm lợi ích còn cấu kết với nhau, ngoài con đường kết bè đảng, còn có cả con đường liên kết gia đình, liên kết thông gia, đưa con cháu, người thân vào bộ máy kiểu Gia đình trị vì quyền lợi lâu dài 
 Bản chất của mối quan hệ “bao che, tiếp tay, bảo kê”, chính là sự câu kết, phân chia chức quyền, lợi ích giữa những người có nhiều tiền và những người có quyền lực về chính trị. Đặc biệt họ liên kết các Đại gia kinh tế, tạo bè để thâu tóm quyền lực lâu dài
Nhóm lợi ích làm tha hóa, quan liêu bộ máy, để bảo kê, tạo điều kiện cho nhau tham nhũng. Dùng ngân sách nhà nước, từ tiền thuế của nhân dân và đóng góp của doanh nghiệp cho tiêu dùng cá nhân, ăn chơi, đi chữa bệnh, biếu xén nhau, khoe khoang hoành tráng, để lại nợ xấu cho nhà nước.
Ở cấp Tỉnh, Huyện, để loè bịp CBNV, họ tổ chức mời đón cấp trên, chụp hình, đưa tin ầm ĩ, "mượn danh quen biết các thủ lĩnh Chính trị" làm bình phong, loè người để tiến thân và dễ bề tham nhũng.
Đáng sợ nhất là khi “nhóm lợi ích” len lỏi vào đời sống chính trị. Ví như chuyện bỏ phiếu bầu bán trong Đại Hội,  kéo bè kéo cánh trong sắp đặt bố trí ghế cán bộ, được núp dưới dạng "Tập trung dân chủ", mà thực tế con cháu, phe cánh bầu cho nhau, kết quả là phe đông cháu con sẽ thắng. Người tốt, có năng lực, đủ tiêu chuẩn... chưa chắc phiếu đã cao, thậm chí ngược lại và không được bố trí đúng năng lực sở trường.
Việc bố trí cán bộ tùy tiện, không theo đào tạo, kiểu “học toán dạy văn, nghề rèn làm mộc, không dụng người như dụng mộc" như lời Bác Hồ dạy. Câu kết với nhau, điều chuyển người trung thực, có năng lực đi nơi khác. Đồng thời tìm mọi cách để bổ nhiệm con, em của kẻ cùng phe nhóm, dựng lên một ê kíp lãnh đạo kiểu tầm gửi, không cần quy hoạch, loại cán bộ một đêm thành lãnh đạo là vậy
Có trường hợp để đạt ý đồ, họ phải chuyển dịch từng vị trí, chuyển cán bộ đang ở các nơi có quyền lực kinh tế, bổ nhiệm họ lên vị trí có chức danh oách hơn, cao hơn nhưng ít thực quyền, thực chất ngồi chơi xơi nước và họ tìm cách bố trí cháu con thay thế, tính kế cài cắm lâu dài.
Ngăn chặn và loại bỏ nhóm lợi ích, chúng ta phải nắm vững đường lối chủ trương NQ của Đảng, Chính sách, Pháp luật nhà nước, để hiểu đúng, làm đúng. Thực hiện đúng phương châm "Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt". Trong đó công tác Tổ chức cán bộ, công tác Quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo quản lí các cấp giữ vị trí then chốt của then chốt
Hiểu về nhóm lợi ích và lợi ích nhóm để chúng ta thấu hiểu bản chất của chúng. Vạch mặt, chỉ tên, loại kẻ tham nhũng đang núp danh trong hệ thống chính trị, góp phần làm lành mạnh, trong sạch bộ máy công quyền .
24/8/2015

  

GIA VỊ CUỘC ĐỜI

















Nêm thêm vào chút gia vị đi em
Dẫu anh biết cơm đang lành, canh đang ngọt
Tý gia vị dù ít thôi cũng tốt
Sẽ thêm đậm đà sinh động hẵn lên
***
Có sao đâu, trong hạnh phúc ấm êm
Không thiếu được chút hờn ghen nho nhỏ
Dù khi đó do chồng hay do vợ
Xin em nhớ đó chính là gia vị của tình yêu
***
Chỉ có một điều : Gừng cay , muối mặn
Chỉ một chút thôi...
Sương quá hóa mây mù
Đến khi đó dù do chồng hay vợ
Hạnh phúc sẽ bắt đầu rạn vỡ từ đây
***
Anh và em hãy luôn nhớ lấy điều này
Quả ớt thắm hồng trong ruột vị vẫn cay...
9/12/214

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

CHỢ BẢN XƯA VÀ NAY
































Chợ Bản xưa thuộc làng Bản Đanh, xã Định Tăng. Đây là chợ nông thôn của  huyện Yên Định đã có từ lâu đời, nổi tiếng khắp Xứ Thanh, lan ra tận các tỉnh phía Bắc và bắc Trung bộ. Chợ chuyên trao đổi bán mua hàng hóa nông sản như trâu bò, lợn gà, cũng như công cụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng và đặc sản ẩm thực của các làng quê trong Huyện.
Chợ Bản ngày xưa phong phú và sầm uất lắm. Tuổi thơ mà được theo mẹ đi chợ Bản, nhất là phiên cuối năm, phiên 25 hoặc 30 Tết thì còn tuyệt vời hơn cả về miền cổ tích.
Này đây khu vực buôn bán trâu bò, lợn gà bao giờ cũng trên nền đất, đủ trâu béo, trâu gày, bò to, bò béo, nghé đẹp, bê ngon, với những thương lái xa gần, miệng bỏm bẻm nhai trầu,tiếng trả giá râm ran, tiếng vỗ tay đen đét. Những ông cò bò chuyên bán nước bọt, hay kẻ buôn đầu chợ, bán cuối chợ, lượn lờ như cá cảnh, dẻo mỏ, thánh thót khen, chê, xen lẫn tiếng bê kêu, lợn éc trong mùi gia súc khai nồng.
Này đây khu ẩm thực phong phú. Những mẹt bánh đúc bầy gọn gàng sạch sẽ, bên những lọ thủy tinh dậy mùi mắm tôm. Những chiếc bánh đa đầy vừng, những chiếc bánh xèo vàng rộm, trong chảo rán sôi ngậy mỡ. Những buộc đậu phụ chắc, vàng màu nghệ tươi vẫn còn đang nóng...
Hàng bánh, kẹo những sấp bánh cao lâu, bịch kẹo kéo xanh, đỏ, tím vàng, dẹt, tròn, ngắn, dài đủ cả. Dãy hàng rượu, men bốc thơm lừng với những khuôn mặt đỏ gay, chân bước liêu xiêu, cặp môi vẫn còn chép chép mà hàng nào cũng muốn xà vào nếm thử.
Đông tấp nập vẫn là dãy bán đồ cũ, từ quần áo, giày dép, chăn màn, từ đồng hồ, đồ điện tử, dao, kéo, đe búa đến bạc vàng, cái xe đạp quí giá... Thôi thì thượng vàng, hạ cám, hàng nội, ngoại, Tây, Tàu, đồ dân sự, quân sự, dài ngắn, sịn, dổm, xuân hạ thu đông, tất cả đã qua sử dụng, vì lý do nào đó đem đi chợ, cho đi ở. 
Xa chút về góc chợ phía đông, những bể rèn phì phò thổi lửa. Tiếng đe, búa râm ran. Những bác thợ rèn lưng áo ướt đẫm, tay bóng nhẫy mồ hôi quai búa. Những chị, những mẹ áo nâu chân đất, tay mân mê những con dao, cây kéo và cả những chiếc lưỡi cày thời chìa vôi hay 51 cải tiến. Tiếng rít thuốc lào, tiếng mời chào ồn ào râm ran cả một vùng. Khu đồ gốm càng phong phú với những năng, niêu, nồi đất, chum, vại phong phú, to nhỏ đủ loại. Khu mũ nón với những bóng hồng thướt tha, lặng lẽ chọn lựa, ướm chiếc quai thao hồng, đỏ ngắn, dài với những chiếc nón được quét dầu sơn trắng bóng lấp lánh.
Dân gian thường nói "Đến chợ Bản, thượng vàng hạ cám, cái gì cũng có..", và lạ kì, một giờ trong giờ ngọ, chợ tuyệt nhiên không bóng một chú ruồi
Chợ Bản vùng quê Xứ Thanh này, trong hai cuộc kháng chiến đánh Tây, đánh Mỹ, phải di chuyển đến nhiều nơi như Duyên Hy, Định Hưng, Thành Phú, Định Tường... nhưng dù ở đâu, chợ đều giữ tên Chợ Bản, hễ có tên Chợ Bản là dân tự tìm đến. Chợ vẫn họp, chợ làm yên lòng người, chợ cho cuộc sống vượt lên cả chết chóc bom đạn, đã thật sự đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta
Hòa bình, thống nhất đất nước, khi huyện lỵ Yên Định chuyển về Quán Lào, thì chợ không được về làng Bản Đanh cũ, mà được người ta cho chuyển đến xã Định Long, chi tiền, dành đất, lập "Chợ Đầu Mối ", trong khi phía đông, cách quãng không xa đã có chợ Thị Trấn và phía Bắc, cũng cách vài trăm mét đã có chợ thuộc xã Định Liên và đặc biệt khi đất nước đang đổi mới, hệ thống chợ đang có những đổi thay căn bản.
Chợ Đầu Mối thuộc xã Định Long, nhưng "không đầu, không mối", khi nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống chợ búa thay đổi, dân đầu nậu thu gom hàng tận gốc rồi. Chợ chiếm mất bao đất nông nghiệp, tốn bao tiền xây ki ôt, bao tường.... Chợ không là chợ Bản bán lợn gà trâu bò trên bãi cỏ xưa nữa mà trên nền bê tông, trâu bò dậm móng cũng khổ, nước đái, phân trâu bò, lợn gà không đất thấm, dưới nắng hè, khai thối thật không chịu nổi. Quanh chợ lại bao móng nhà trước khi bán đất... Giá cả, đắt rẻ, dân tình kiện cáo mãi... Trong khi cơ chế thị trường, cơ cấu hệ thống chợ đã thay đổi, nên chợ lập xong, chỉ lèo tèo người họp rồi thôi hẵn. Do đó phải quãng cáo"CHỢ BẢN ĐỊNH LONG" nhưng vẫn chẳng có người vào. Dư luận cho rằng lập chợ Định Long ở vị trí đó không phù hợp, mà nên đầu tư cho chợ Thị Trấn và chợ Định Liên, bởi trong quy hoạch lâu dài, vùng này sẽ là khu công nghiệp. Thôi thì dư luận ấy mà. Kệ ! Ai chấp với dư luận !
Nay khi vùng đất Yên Định, những Định Liên, Định Long, Định Tường, Định Bình, Yên Phong, Yên Trường, Yên Bái... cùng các xã trong huyện đã đạt chuẩn Nông thôn mới và đang công nghiệp hoá, đô thị hoá. Cùng với sự ra đời, phát triển của các nhà máy Liên doanh với nước ngoài, của  nội địa, các khu công nghiệp cũng ra đời. Do đó yêu cầu dịch vụ, sự phát triển của dịch vụ nhất là dịch vụ thương mại ngày càng cao. Sự tự phát hình thành các tụ điểm chợ dọc Quốc lộ 45, trước cổng các Công Ty, các nhà máy, tranh mua tranh bán, gây nên sự lộn xộn, mất trật tự, mặc dù “Chợ Bản Định Long” cận kề ngay đó nhưng vẫn không ai vào.
Sự tự phát tụ tập họp chợ gây lộn xộn, mất trật tự trị an, ảnh hưởng giao thông đã là nỗi lo của Chính quyền các cấp, của lãnh đạo các Công ty, nhà máy và của nhân dân. Nhưng hại thay, vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ. Thực trạng hiện nay, ảnh hưởng của nó, nguyên nhân để xãy ra, trách nhiệm của ai, biện pháp tháo gỡ... Chắc lãnh đạo các cấp và nhân dân đã rõ và có biện pháp giải quyết. Bởi lẽ không thể để tình trạng đó tồn tại và để lãng phí khu đất chợ này ?
Với góc độ Chợ Búa, thiển nghĩ: phải chăng chúng ta phải chủ động tu sửa, chỉnh trang lại "Chợ Bản Định Long ", sắp xếp lại vị trí các khu, các quầy trước đây đã có. Cắm biển đề tên vị trí. Ví dụ như khu nông sản, khu tạp hoá, khu công cụ sản xuất, bách hóa, hải sản, ẩm thực, kể cả nơi bảo vệ trông giữ xe.... Thông báo cho các hộ đang thuê sử dụng chợ  với giá rẻ mạt kết thúc hợp đồng, trả lại mặt bằng cho chợ. Đi đôi với việc đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương khuyến khích người vào họp trong chợ của địa phương, như : không thu thuế chỗ ngồi, không thu lệ phí vào chợ, miễn phí giữ xe, có thể trong từ 6 tháng đến 1 năm. Lực lượng chức năng phối hợp cùng Công ty, nhà máy vận động nhắc nhở, yêu cầu mọi người không họp chợ trước cổng nhà máy, vào họp chợ đúng nơi quy định. Công khai vị trí ngồi bán ở chợ lâu dài và cả mức lệ phí sau này. Chỉ có làm như thế dân mới yên tâm vào mua bán trong chợ, không lộn xộn tự họp ngoài cổng các Công ty nhà máy .
Còn ở Định Tăng, nơi chợ Bản Đanh xưa, họ xin phép lập chợ, gần nơi chợ Bản xưa, dân Thiệu Thành, Thiệu Vũ, Thiệu Ngọc... Thiệu hóa và dân Yên Định ven Cầu Chày về họp chợ ngày càng đông vui...đó cũng là điều đáng mừng, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa
Trộm nghĩ: Chợ búa giống như làm chuồng chim bồ câu, như nuôi ong mật ấy, to đẹp chưa chắc đã ở, đã họp đông.... . Từ  xây cái chuồng chim, tổ ong phải từ cái Tâm sáng của người làm thì cũng mới thành. Thế mới biết đời khó thật..!/.
Yên Định đầu tháng Chạp

ĐÂU TẠI MƯA NGÂU































Em hẹn rồi em có về đâu
Cách mấy sông cách mấy nhịp cầu
Chính em hẹn,
rồi em lại lỡ...
Để ai chờ, buồn nẫu mưa Ngâu

Em hẹn rồi em có về đâu?
Nhạt phai tình ta chẵng cần nhau
Lời đầu môi cuốn bay theo gió
Dại khờ tin, nên để lòng đau ?

Em hứa rồi em lại quên mau
Tháng 7 này em có về đâu?
Bởi một lẽ bể dâu tình ái
Đâu tại trời ?
Đâu tại mưa Ngâu !

Em hẹn rồi, nhưng chẵng về đâu
Bởi hết rồi không cần có nhau!
Khi cận kề  con tim nói vậy
Nhưng xa rồi ...em nỏ về đâu !
 21/7 mùa ngâu

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

NÚI BÀ































Một vùng bình địa bao la
Sừng sững một ngọn Núi Bà uy linh
Là điểm tựa của tâm linh
Hoà bình, che chở, an sinh, xum vầy
Vàm Cỏ con nước vơi đầy
Long mạch bồi trúc đất này Tây Ninh
Núi non phong cảnh hữu tình
Tự hào nhân kiệt, địa linh muôn đời
26/11/2016

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

PHONG THỔ MÙA MƯA































Phong Thổ mùa này
mưa nhiều lắm phải không em ?
Ải biên cương
Núi non điệp trùng biên giới(*)
Mưa triền miên
Lũ ống thành suối mới
Chân lội bộ
Dép chẳng còn bám nổi
Người và xe, bùn ngập giữa đồi...
***
Phong Thổ mùa này mưa vẫn cứ trắng trời
Núi sụt lở, những ngôi nhà lũ cuốn
Năm học mới với bao bề bộn
Em đến trường, vượt đèo dốc đường trơn
***
Những cơn mưa vẫn cứ dập dồn
Xa phố Huyện
Lũ ngăn đường về bản
Lớp học vùng cao bao nhiêu thiếu thốn
Điểm trường đơn sơ
Vách phên hở gió lùa
Sách vở rách
Thầy, trò vương bùn lấm
Mỗi mùa mưa về... thương lắm các em tôi
***
Phong Thổ
Mảnh đất nặng tình người.
Rời phố thị thân yêu
Em đến đây
Nơi địa đầu biên cương ấy
Người Kinh, Lô Lô, Thái, Mông, Hà Nhì, Dao, Dáy...(**)
Gian khổ cùng nhau, đoàn kết xây đời
***
Mong được sẻ chia lành, rách,... tình người
Manh áo ấm, phòng cho mùa lạnh giá
Cuốn vở mới... cả lời động viên nữa
Cho những người thầy dạy chữ chốn xa xôi
***
Mưa sẽ tan, nắng ấm đã lên rồi
Em đến lớp với nụ cười rạng rỡ
Những nhánh hoa rừng.
Chậu phong lan bừng nở
Như đón chào vào năm học mới với em tôi...
7/8/2018

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

GIÀ VẪN CỨ YÊU




















 Hình minh họa
 

Tưởng rằng bạc đã như vôi
“An tri lão giã”, ấy nơi của già
Cổ nhăn, đã dúm làn da
Đồi mồi xuất hiện... (nghĩa là hết xuân..)
Lôi thôi, nhàu nát áo quần
Lười cả vận động, bước chân nặng nề
Lờ đờ mắt, giọng nồng khê 
Nào cao huyết áp, đau mề, mỡ gan
Thế mà chỉ mấy chục ngàn
Ra tiệm nhuộm tóc, trắng, vàng nên xanh
Vào chào bác, ra chào anh !
Cưa sừng làm nghé, già thành thanh niên
Cơm no, thấy phở vẫn thèm
Ra đường, ra ngõ, các em còn chiều
Té ra: già vẫn chưa đều!
Tái xuân dữ dội, tình yêu tuổi già
“Trăm năm trong cõi người ta”
Chốc cuốn (*)hết máu...mới là hết yêu !
18/11/2018
Chốc cuốn là đầu gối, tiếng quê choa


Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

ĐÊM NÔ EN GIÁ LẠNH

















Nô En này lạnh lắm em ơi 
Anh đơn lẻ trong dòng người về kính Chúa
Lòng chạnh nhớ, phương trời Nam nơi đó
Có tình yêu, một thuở Chúa cho mình
Trong tâm ta, chung Đức Chúa chứ đâu riêng 
Như chung một Thủ đô, một thiêng liêng Tổ Quốc
Sao cứ bắt “phải nhập gia” mới được 
Để đôi ngã, đôi đường
Bởi chung trời, khác một Đức Chúa tôi
***
Thấm thoát thoi đưa 
“Ngày tận thế”, qua rồi 
Ta vẫn sống trên đời 
Để nhớ khôn nguôi, mùa Nô En ấy
Em trong đó, Chúa sưởi ấm lòng là vậy 
Anh ngoài này, lạnh tím tái bờ môi
Không phải tín đồ
Khác đạo, chung đời
Nên mỗi đứa mỗi nơi
“…. Tôi tin ông, như tin Đức Chúa Lời…”(1)
Nhưng Chúa trên cao, ai nào với tới 
Để bị đóng băng đến từng lời nói
Đau cả đời. Chịu cái rét thiếu em thôi 
Nô En này, như lại lạnh thêm rồi 
Cây thông xanh, tuyết trên cành lấp lánh 
Đơn lẻ mình anh, đi trong giá lạnh
Cay đắng số phận mình
Sao bất hạnh, Chúa Trời ơi! 
24/12/2012
(1) Lời nhân vật Acto trong “Ruồi Trâu” của nữ văn hào LiLiAnvoinixo

NHỚ MỘT CÂY CẦU




















Cây cầu nho nhỏ :  Cầu Si
Đã từng  chứng kiến những gì xãy ra
Người còn tiếp tục đi xa
Kẻ mong nhanh  được đến nhà  đoàn viên
Ngược xuôi, xuôi ngược mọi miền
Cầu như điểm hẹn nối liền gần xa
Sông Cầu Chày nhỏ bắc qua
Yêu thương gắn bó quê nhà từ đây
Ôi dòng sông, cây cầu này
Trơ cùng tuế nguyệt đắng cay một thời 
             * * *
Quê tôi giờ đổi mới rồi
Con đường nắn thẳng gấp đôi cây cầu
Vẫn cầu, vẫn bên sông sâu
Mà sao chạnh nhớ cây cầu thuở xưa
Cây cầu  dầu dãi nắng mưa
Hai cuộc kháng chiến đón đưa bao người.
Nhìn cây cầu mới bồi hồi 
Lòng còn nặng nhớ một thời Cầu Si
             26/4/2012

CHA ĐI HOẢ TUYẾN



















Tháng Năm
Nhớ nôn nao kỷ niệm
Ngày Cha đi hoả tuyến
Phục vụ chiến dịch Điện Biên
Hôm lên đường
Cha lúi húi cả đêm
Đôi quang gánh, mấy sợi mây Cha bện
Hai thúng gạo đầy, cứ đặt xuống nâng lên

Trong làng, Cha là người có xe đạp đầu tiên
Chiếc Stac linh không gác dbu, dxenl
Không phanh, chuông, trần truồng đôi bánh.
Cha quý lắm, đầy tự hào kiêu hãnh
(Mà xe trong nhà, cốt dành để cho oai
Nào ít tiền đâu, khi đó cả gia tài)
Mai đi chiến dịch dài
Thồ bằng xe?
Hay hai vai quang gánh?
Cha vào ra, sờ vành, nắn bánh
Băn khoăn
Đôi mắt đăm chiêu:
"Chở bằng xe chắc chắn sẽ được nhiều...
Nhưng..."
Thế rồi...Cha mang chiếc xe theo
Cùng đoàn dân công ra tiền tuyến
Đi dọc biên giới Việt Lào
Thồ gạo đến Điện Biên
Con cún Vàng chạy theo trước tiên
Quát cho về vẫn không nghe lời chủ
Đêm Mai Châu, ngủ quanh đống lửa
Cún Vàng sủa vang, đánh thức cả đoàn
Có động.
Rừng khuya
Tiếng hổ gầm vang
Nhưng gần sáng Vàng không sủa nữa
Còn lại vết hổ vồ,
đỏ vệt máu loang...
****
Mùng 7 tháng 5
Điện Biên giải phóng
Cha về
Chân tập tểnh
Tay không
(Xe bị bom nằm lại dưới sông)
Toàn thắng vui chung
Buồn riêng mất xe
cha dấu tận đáy lòng
***
20 năm, sau ngày cha mất
40 năm ngày chiến thắng Điện Biên
Thực hiện "Pháp lệnh người có công" trong kháng chiến
Mẹ làm hồ sơ đầu tiên
Thủ tục cứ như là đi hoả tuyến
Cha được khen Huy chương
Kèm Chín trăm ngàn tiền thưởng...
Dành tiền, Mẹ mua một "Phượng Hoàng xích hộp"
Làm móc treo lên tường
Thắp nén hương kính cáo
Thương Cha bao nhiêu
Càng thương nhiều người có công
Cống hiến thật
Nhưng không cần thưởng
Đâu như kẻ"chạy chất độc da cam"
Thương tật giả", tham cho mình được hưởng?
***
Quê hương
Phố phường
Giờ xe máy ào ào
Lại nhớ ngày nào
Xe đạp cùng Cha ra hoả tuyến
  29/4/2014

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

NẾU KHÔNG CÓ EM































Anh biết làm gì, nếu không có em
Người ngơ ngẫn, quên quên nhớ nhớ
Đang làm đó, chán chường rồi bỏ
Dạ băn khoăn như kẻ lỡ hẹn hò

Anh chẳng làm gì nếu đời thiếu vắng em
Tết đến, Xuân về thảy đều vô vị...
Tẻ nhạt rượu bia, chán phè đồ nhắm
Dẫu mâm còn đầy thịt chả, giò nem

Anh biết làm gì nếu chẳng có em
Niềm thương yêu cứ như lẫn trốn
Giữa dòng đời với bao bề bộn
Nắng đỏ trời mà lòng lạnh tái tê
***
Cứ nhớ thương đi
Đâu phải cứ cận kề
Tình yêu thương muôn đời vẫn thế
Dù cuộc đời có là dâu bể
Miễn vẫn có em
Để nhớ thuơng còn có lối về
 V V L

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

MỪNG CHO BÁC THIỆN




Gì chứ “cửu toàn “, mấy chốc đâu
Răng cứ phải long, trọc lóc đầu
Đêm vẫn rượu say, ngày thơ phú
Trí đà như núi, tuệ càng sâu
Lá chanh vèo cái, thơm giềng mẻ
Dậu nhanh đổ trước, Tuất leo mau
Đức độ ông bà nay phát tiết
Lọ phải bận tâm, lọ phải cầu ?
Bác cứ an khang, ngồi thụ hưởng
Cho trắng lông mày, bạc hết râu...
18/3/218
Tặng bác Hồ Thiện Già
Nhân đọc “Đường trần khúc tám”của Cụ, mằn phát, múa búa qua mắt thợ chơi.
Kính mong cụ đại xá !


BẤT CHỢT 20/10








20/10 hè phố ngập tràn hoa 
Tấp nập bán mua
Thật, giả xô bồ có cả
Ồn ào trả giá
Ngoảnh nhìn chung quanh
Những thanh niên 
Những chị, những anh
Những công chức, những doanh nhân thành đạt
Lòng chợt bâng khuâng khi nhận ra sự thật
Người lao động, người nông dân... vắng mặt
Bởi cuộc sống còn trăm đường chật vật 
Trẻ đu dây đến trường
Và đời còn bao nhũng nhiễu, tai ương
Nên mong ước”Người đi tìm hình của nước”(*)
Thế kỉ qua rồi, chưa được “bóng hoa che “...(**)
19/10/2018
(*) Thơ Chế Lan Viên
(**)“...Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che...”
(Chế Lan Viên)

NẢO NÙNG CẢ ĐÊM












Lạ kì khi đã tuổi già
Suốt ngày nghe những bài ca não nùng
Những là “duyên lỡ vợ chồng”(*)
Những là gối chiếc “lạnh lùng cô đơn”!
Những là giận, những là hờn
Những tình không toại, những “buồn chia ly”
Bài hùng ca lại quên đi
Như là phủi sạch, chẳng gì lưu danh
Những đồng đội, bước quân hành
Những ngày gian khó, rách, lành chiến binh
Những dựng xây, những nghĩa tình
Lãng quên, nhớ mỗi chuyện tình em, anh...
Nặng ôm “giấc mộng không thành”...
Chắc rằng khi thác hoá anh thạch sùng(**)
Ôm đôi một cặp loa thùng
Nỉ non, rên rỉ, não nùng cả đêm
Cái gì nên nhớ, nên quên
Để vui hàng xóm, cho yên lòng mình!
12/10/2018
(*) Tên các bài hát
(**) Tiếc nuối, tắc lưỡi cả đêm
.